Vụ va chạm Thiên_thạch

Các nhà thiên văn học lo tìm những thiên thạch lớn bởi chúng có thể là một tai họa nghiêm trọng. Một vật có đường kính nhỏ hơn 50 m sẽ cháy rụi trên đường đi, nhưng phần còn lại của một khối đá có đường kính 1 km khi rơi xuống mặt đất vẫn đủ sức xóa sạch một thành phố. Rất may là vũ trụ rất rộng lớn, khả năng đó rất nhỏ, có thể chỉ vài trăm năm một lần.

Chúng ta có thể nhìn thấy những vết thương trên Trái Đất do các thiên thạch gây ra. Nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân khiến cho loài khủng long biến mất là do một thiên thạch lớn rơi xuống Trái Đất 64 triệu năm trước và đâm vào Trung Mỹ. Vụ va chạm này làm tung lên lớp bụi che lấp ánh sáng Mặt trời trong nhiều năm, giết chết các loài thực vật - thức ăn của loài khủng long.

Rác vũ trụ

Không phải tất cả các vật thể bốc cháy trong khí quyển Trái Đất, hay đâm xuống mặt đất, đều là những thiên thạch. Trong suốt 40 năm qua, chúng ta đã đưa nhiều vệ tinhtàu vũ trụ lên không gian đểphục vụ cho việc nghiên cứu và khám phá. Những thứ đang trôi vật vờ trên đó chính là những bộ phận của các vệ tinh đã cũ, tên lửa và thậm chí cả một trạm vũ trụ hay chất thải của các nhà du hành vũ trụ. Đôi khi chúng rơi vào khí quyển Trái Đất và bốc cháy, làm nhiều người tưởng lầm là sao băng.

Trong không gian, những vật này va chạm với nhau và vỡ ra thành những mảnh bé hơn. Đừng tưởng thế là an toàn, bởi trong không gian chúng bay với tốc độ còn nhanh hơn cả một viên đạn, nên dù chúng có kích thước bé nhỏ đến máy đi nữa, thì đó vẫn là những mối họa khôn lường.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên_thạch http://www.britannica.com/EBchecked/topic/378188 http://www.meteorite.com/ http://www.solarviews.com/eng/meteor.htm http://www.ucm.es/info/planetas/programa/tema2/2.2... http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2009/03/3ba0c8d6/ http://vi.wiktionary.org/wiki/thi%C3%AAn_th%E1%BA%... http://www.meteorite.co.uk/ http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Meteor...